Thứ tư, 27/06/2018 | 00:00 GMT+7

Biết được điều này, các cha mẹ sẽ thấy tiếc vì đã không cho con cơ hội bày bừa, nghịch ngợm

Vì muốn mọi thứ luôn sạch sẽ, ngăn nắp nên cha mẹ thường ngăn cấm các trò nghịch ngợm của trẻ mà không biết rằng mình đang tước đi cơ hội cũng như bản năng khám phá thế giới của trẻ.

Neil deGrasse Tyson là một nhà vật lý thiên văn, vũ trụ học người Mỹ với niềm yêu thích thiên văn học từ năm lên 9 tuổi. Ông có 2 người con nên có thể nói việc nuôi dạy con trở thành những công dân tài giỏi và có ích nhưng vẫn giữ được niềm đam mê của bản thân luôn khiến ông bố này trăn trở. Trong một bài phát biểu trước đông đảo khán giả, Tyson đã chia sẻ quan điểm mỗi đứa trẻ đều là một nhà khoa học bẩm sinh và cách phản ứng của cha mẹ đã và đang ảnh hưởng tới bản năng khám phá, khả năng sáng tạo của trẻ ra sao.

Bản năng của mỗi đứa trẻ là tìm tòi, khám phá.

Bài chia sẻ của Tyson đã khiến hàng triệu bậc cha mẹ giật mình và nhìn lại cách ứng xử với con cái. Cha mẹ luôn là người mong con lớn lên và trở thành người tài giỏi, sáng tạo nhưng cha mẹ cũng chính là người dập tắt niềm yêu thích tìm tòi và khám phá sự vật xung quanh của trẻ. Rất nhiều ông bố bà mẹ chỉ quan tâm đến việc làm sao con biết đọc chữ, biết làm toán mà bỏ qua sở thích khám phá của con. Tổng thống Obama từng nói: “Gia đình chính là cái nôi đầu tiên giúp trẻ phát huy tinh thần học tập. Không chỉ những ai viết chữ đẹp, làm toán giỏi mới được ghi nhận, mà những người chiến thắng trong các cuộc thi khoa học, trí tuệ cũng rất xứng đáng được tuyên dương.”

Mỗi đứa sinh ra vốn dĩ đã là một nhà khoa học với niềm say mê tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh (Ảnh minh họa)

Để giúp trẻ khơi dậy khả năng sáng tạo và niềm yêu thích khoa học của trẻ, cha mẹ hãy thay đổi cách ứng xử và thái độ trước hành động tưởng là phá hoại của trẻ, và làm theo những gợi ý tích cực sau đây:

1. Dành thời gian cho các hoạt động khoa học trong ngày

Khi trẻ có niềm yêu thích muốn được khám phá và tìm tòi thì chẳng có lí do gì lại từ chối quỹ thời gian dành cho hoạt động này. Cha mẹ chỉ cần quy định 30 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi tuần là thời gian dành riêng cho các hoạt động khoa học. Hãy cùng con tạo ra các thí nghiệm bằng cách sử dụng các vật dụng thông thường trong nhà.

Hãy cùng con thực hiện các hoạt động mang tính khoa học, cùng khám phá cuộc sống mỗi ngày (Ảnh minh họa)

Ví dụ: Thử nghiệm quả trứng sẽ nổi hay chìm ở dưới nước, với dụng cụ là một chiếc cốc đầy nước, muối, và trứng. Đặt nhẹ nhàng một quả trứng vào cốc nước và xem điều gì sẽ xảy ra. Nếu cho thêm muối thì quả trứng sẽ chìm hay nổi. Hoặc một thí nghiệm khác cái gì sẽ tan ở trong nước với các nguyên liệu một cốc nước, thìa, muối, đường, cát, bột mỳ, baking soda, hạt tiêu.

2. Đưa trẻ ra ngoài và khám phá thiên nhiên

Thế giới bên ngoài luôn ngập tràn những điều mới lạ, giúp kích thích trẻ nảy sinh ý tưởng và thí nghiệm khoa học hấp dẫn. Hãy đưa trẻ ra ngoài và cùng khám phá. Nếu đưa trẻ đi công viên, cha mẹ hãy cân nhắc việc dạy trẻ về lực đẩy khi chơi xích đu hoặc trọng lực bằng cách ném một quả bóng lên không trung. Hoặc ra ngoài sau một ngày mưa, và dạy trẻ về tác động của nước mưa lên cây cối, con vật và mọi vật thể xung quanh.

Thế giới bên ngoài luôn ngập tràn những điều mới lạ, giúp kích thích trẻ nảy sinh ý tưởng và thí nghiệm khoa học hấp dẫn (Ảnh minh họa)

3. Mỗi ngày bổ sung thêm vốn từ khoa học chuyên môn

Để kích thích niềm yêu thích khám phá trong mỗi đứa trẻ, hàng ngày cha mẹ hãy dán một từ khóa liên quan đến một lĩnh vực khoa học nào đó lên cánh tủ lạnh hoặc ở một vị trí mà trẻ dễ dàng nhìn thấy. Đây là cách nhằm khuyến khích trẻ nghiên cứu ý tưởng, viết ra những gì trẻ biết về khái niệm đó, hoặc phán đoán định nghĩa của từ ngữ khoa học đó. Sau đó, hãy cùng con thảo luận về ý tưởng trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

4. Trả lời các câu hỏi của trẻ

Trẻ em là đối tượng luôn khao khát có được kiến thức, chính vì vậy mà trẻ sẽ liên tục hỏi "tại sao" hoặc muốn biết mọi thứ hoạt động như thế nào. Thay vì gạt bỏ hoặc trả lời qua loa, hời hợt, cha mẹ cần thay đổi cách ứng xử và trả lời câu hỏi của con một cách nghiêm túc. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói với trẻ như vậy và cùng con tìm ra câu trả lời trong quỹ thời gian khoa học đã đặt ra ở trên.

Trẻ nhỏ luôn muốn khám phá thế giới bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao, như thế nào... (Ảnh minh họa)

5. Liên tục đặt câu hỏi và cùng con tìm phương án trả lời

Cha mẹ hãy cùng con biến thời gian và các hoạt động thường ngày thành thời gian học tập có ích. Hãy để não của trẻ được hoạt động và phát triển hơn nữa. Ví dụ, nếu trẻ đi ra ngoài sau cơn mưa và phát hiện ra cầu vồng, hãy hỏi trẻ có biết điều gì làm cho cầu vồng xuất hiện trên bầu trời hay không. Trong bữa ăn, hãy hỏi con có biết bánh hamburger mà con đang ăn làm từ những gì hay củ cà rốt phát triển như thế nào. Hoặc trong thời gian lái xe đưa đến trường, hãy hỏi con xem động cơ hoạt động như thế nào.

6. Cập nhật các tin tức khoa học

Các nhà khoa học trên thế giới đã và đang tạo ra rất nhiều phát minh mới và tiến hành nghiên cứu mọi lúc mọi nơi. Hãy tập cho con thói quen theo dõi các nghiên cứu khoa học trên báo chí hoặc trên truyền hình, mạng Internet. Sau đó, dành thời gian để thảo luận cùng con về các nghiên cứu, phát minh mới đó để kích thích sự hăng say học hỏi của trẻ.

Tăng cường khuyến khích trẻ khám phá, học hỏi là cách để kích thích trẻ đam mê và yêu thích khoa học hơn (Ảnh minh họa)

7. Biến khoa học trở thành đề tài vui nhộn

Khoa học vốn dĩ là một ngành khô khan và nhàm chán với nhiều người, trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy kết hợp các trò chơi khoa học hoặc các cách phối hợp linh hoạt giữa khoa học và thực tiễn để trẻ có thể áp dụng các nguyên tắc khoa học vào cuộc sống hàng ngày, giúp cho các hoạt động mang tính khoa học trở nên vui nhộn và tạo hứng thú học tập hơn.

Cha mẹ hãy cùng con biến khoa học trở thành đề tài vui nhộn và hấp dẫn (Ảnh minh họa)

8. Cho bé cơ hội được lựa chọn

Trẻ em sẽ tỏ ra thích thú và hứng khởi hơn nếu có cơ hội được tự lựa chọn. Thêm vào đó, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi được cha mẹ trao cho quyền quyết định và tin vào năng lực của bé. Ví dụ, khi lập kế hoạch về thời gian khoa học của gia đình, hãy hỏi con xem con muốn học môn gì và nghiên cứu lĩnh vực nào trong ngày hôm đó. Điều này sẽ giúp trẻ hoàn toàn thoải mái tận hưởng những gì trẻ đang tìm hiểu và hoạt động khám phá, học hỏi không còn là những giờ phút bị ép buộc và nhàm chán nữa.

Khoa học không phải là thứ gì đó quá nhàm chán hay là khó thực hiện mà thậm chí có thể là hoạt động vô cùng hấp dẫn và thú vị. Tuy nhiên, điều đó còn tùy thuộc vào cách mà cha mẹ xử lý và ứng dụng. Mỗi đứa trẻ là một nhà khoa học sáng tạo trong tương lai, trách nhiệm của cha mẹ chính là đảm bảo một môi trường lành mạnh và làm tất cả những gì có thể để giúp trẻ phát triển tối đa khả năng và sức sáng tạo của bản thân.

Nguồn: Howtolearn, Goalcast


Các tin cũ hơn:

Chỉ 6 phút/ngày để nuôi dạy con thành tài nhưng 98% các bậc phụ huynh không hay biết: Hãy nghe bí kíp của nhà giáo dục Trung Quốc lỗi lạc này! 2019-08-18
Nghe cuộc hội thoại ngắn giữa mẹ và con, càng thấm phương pháp dạy con không đòn roi sâu sắc và hiệu quả thế nào 2019-08-13
Nhà giáo Montessori từng gây tranh cãi khi khuyên cho con ngủ lúc 7h tối: Đừng vội nhắc con sửa khi thấy đi dép trái, mặc áo ngược, cài khuy lệch 2019-08-12
3 việc cần bỏ ngay nếu không muốn hại con: Việc thứ 2 nhiều bố mẹ và trẻ nhỏ đều mắc 2019-08-05
Giáo sư Đại học Harvard chỉ ra 3 thời kỳ trí não phát triển đỉnh cao của con, bố mẹ phải biết sớm để khỏi tiếc ngẩn ngơ 2019-07-30
Bí quyết của một gia đình Mỹ nuôi dạy 12 con nên người 2019-07-25
Cậu bé 12 tuổi dùng tấm gỗ đánh chết em họ 6 tuổi, lý do càng khiến bố mẹ quặn lòng 2019-07-24
Mẹ Đỗ Nhật Nam: Đừng để con nghĩ rằng, nhiệm vụ của cuộc đời chúng chỉ là làm hài lòng cha mẹ 2019-07-19
Từ thắc mắc mẹ bị ốm ai sẽ nấu cơm của cô gái 22 tuổi đến câu chuyện về Giant baby - những em bé khổng lồ mãi không chịu trưởng thành 2019-07-19
Hoàng đế Khang Hi: “Khinh suất việc nước có thể sửa, khinh suất việc dạy con ngàn lần không thể sửa” 2019-07-18