Thứ hai, 09/10/2017 | 00:00 GMT+7

Nói "đồng ý" với con trong suốt 1 tuần, bà mẹ đã nhận ra nhiều điều bất ngờ

Một bà mẹ của 2 cậu con trai tinh nghịch đã quyết định thử nghiệm phương pháp dạy con "đúng mực" bằng cách không cấm đoán, chỉ nói "có" và "đồng ý" với con trong suốt 1 tuần liền.

Nói về phương pháp nuôi dạy con của các bậc phụ huynh, có thể kể đến những kiểu mẫu phổ biến như: Bố mẹ “dữ như cọp” (Tiger Parents), Bố mẹ trực thăng (Helicopter Parents), Bố mẹ kiểu “bệ đỡ” (Snowplough Parents), Bố mẹ “thả rông” (Free-range Parents) và Bố mẹ “đúng mực” (Gentle Parents).

Trong đó kiểu mẫu Bố mẹ “đúng mực” được chú ý hơn cả bởi đây là phương pháp nuôi dạy con có xu hướng phù hợp hơn với trẻ em thời đại công nghệ thông tin. Phụ huynh dạy con theo xu hướng này tin rằng sự gắn kết về mặt thể xác lẫn tinh thần giữa trẻ với bố mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trẻ cũng sẽ có cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Phương pháp nuôi dạy đúng mực chú trọng sự cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Chị L.R. Knost, tác giả của rất nhiều cuốn sách về phương pháp làm cha mẹ đã nhận định “Nuôi dạy con đúng mực là phương pháp hướng dẫn thay vì kiểm soát, kết nối thay vì trách phạt, khuyến khích thay vì ép buộc. Tất cả gói gọn trong 4 việc: Nghe, hiểu, đối ứng và giao tiếp."

- Cha mẹ nuôi con đúng mực sẽ định hướng và dạy con điều hay lẽ phải bằng hướng dẫn thay vì kiểm soát: Cha mẹ là người giữ cho con sự an toàn, giúp cho bộ máy gia đình vận hành hiệu quả và dạy trẻ những hành vi, ứng xử phù hợp bằng cách hướng dẫn thay vì kiểm soát, ép buộc con.

- Sự lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp kết nối và tạo mối liên hệ bền chặt với các bé: Đôi khi trẻ bị choáng ngợp với những cảm giác tiêu cực như buồn bực, tức giận, xấu hổ, trẻ muốn khóc và hét thật to mỗi khi bị bố mẹ bắt phải về nhà và không được tiếp tục chơi nữa, khi trẻ chưa sẵn sàng đi ngủ vì đang xem dở bộ phim hoạt hình yêu thích. Trong trường hợp này điều trẻ cần nhất không phải mệnh lệnh của cha mẹ "nín khóc ngay" hoặc không được la hét nữa bởi khóc lóc hay la hét là cách để trẻ giải tỏa tâm lý và cha mẹ cần lắng nghe và thấu hiểu cảm giác mà trẻ đang phải trải qua để tìm ra cách dung hòa dễ chịu nhất.

- Khuyến khích thay vì ép buộc và trách phạt sẽ đem lại sự tự tin và động lực giúp trẻ thành công hơn: Nhà tâm lý học người Mỹ - Thomas Gordon cho biết xung đột giữa cha mẹ và con được chia làm 3 loại: Thắng-thua (Win-lose) và Thua-thắng (lose-win) trong đó cha mẹ hoặc con cái có 1 bên đạt được mục đích, bên còn lại phải chịu sự bực bội, cảm giác bị tước mất quyền lợi và tức giận. Loại thứ 3 nằm trong phương pháp cha mẹ đúng mực tức là thắng-thắng (Win-win), cả cha mẹ và con cái đều đạt được mong muốn hoặc tìm được cách dung hòa, không bị ép buộc và để lại tâm lý xấu.

Chỉ nói “Có” và “Đồng ý” với các con trong vòng 1 tuần: Bà mẹ áp dụng phương pháp dạy con đúng mực “lạt mềm buộc chặt”

Bà mẹ 2 con đã​ thử nghiệm việc chỉ nói “Có” và “Đồng ý” với các con trong vòng 1 tuần thay vì phản đối và ngăn cấm bọn trẻ.

Chị Hannah Williams, mẹ của hai cậu con trai hiếu động và tinh nghịch đã thử nghiệm phương pháp nuôi dạy đúng mực Gentle Parents. Theo đó, người mẹ này dành cho các con quyền tự chủ trong giới hạn cho phép. Để hiện thực hóa phương pháp này, chị đã thử nghiệm việc chỉ nói “Có” và “Đồng ý” với các con trong vòng 1 tuần thay vì phản đối và ngăn cấm bọn trẻ.

Trước khi bắt đầu, bà mẹ này đã đặt ra hai nguyên tắc cơ bản:

Thứ nhất, không để 2 con biết rằng mẹ đang thực hiện thử nghiệm này trong một tuần vì không muốn bọn trẻ lợi dụng và lấn át.

Thứ hai, đáp ứng yêu cầu của con 1 cách thật tự nhiên. "Bình thường các con vẫn phải vệ sinh sạch sẽ và hạn chế ăn đồ ăn không tốt cho sức khoẻ, ví dụ như không được bánh quy trong mỗi bữa ăn. Nhưng thay vào đó, tôi để mọi thứ diễn ra tự nhiên và “Đồng ý” với yêu cầu của các bé. Kết quả thu được khá thú vị”.

Trong suốt 1 tuần thực hiện, Hannah nấu những món ăn mà bọn trẻ thích mặc dù trước đó chúng không được phép ăn và lần này rất có thể bọn trẻ sẽ ăn hết cả đĩa nếu được tự chọn đồ ăn như vậy. Chị cũng đồng ý đi chơi với các con thường xuyên hơn và chơi những trò chơi mà trước đây chưa từng tham gia cùng 2 con. Con trai chị sau lần được đi dã ngoại và chơi đá bóng cùng mẹ đã sung sướng hét lên "Hôm nay là ngày vui nhất".

Hannah chia sẻ "Tôi đã học được cách cân bằng cuộc sống giữa công việc và thời gian dành cho các con. Tôi nhận ra rằng không nhất thiết từ thứ 2 đến thứ 6 chỉ đi làm còn thứ 7 và chủ nhật mới là chơi với các con. Tôi hiểu ra các ngày trong tuần tôi đều có thể dành thời gian cho các con nếu tôi đồng ý và chịu khó sắp xếp thay vì dồn tất cả vào cuối tuần đầy áp lực. Đây là điều mà trước đây tôi đã nghĩ là tôi không thể làm được", Hannah cho biết thêm.

Bà mẹ đã quay lại những biểu hiện của con trong suốt 1 tuần và nhận thấy rằng các bé luôn muốn có thêm thời gian gần gũi để cùng chơi và thấu hiểu mẹ hơn. 1 tuần đủ để người mẹ nhận ra các con đáng yêu và đáng trân trọng như thế nào.

Phương pháp nuôi dạy đúng mực bằng sự cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp cân bằng giữa nhu cầu của trẻ và mong muốn của cha mẹ. Thay vì dùng uy quyền và bạo lực, rõ ràng phương pháp này đem lại hiệu quả không hề nhỏ.

Nguồn: Aplus/Parent


Các tin cũ hơn:

Chỉ 6 phút/ngày để nuôi dạy con thành tài nhưng 98% các bậc phụ huynh không hay biết: Hãy nghe bí kíp của nhà giáo dục Trung Quốc lỗi lạc này! 2019-08-18
Nghe cuộc hội thoại ngắn giữa mẹ và con, càng thấm phương pháp dạy con không đòn roi sâu sắc và hiệu quả thế nào 2019-08-13
Nhà giáo Montessori từng gây tranh cãi khi khuyên cho con ngủ lúc 7h tối: Đừng vội nhắc con sửa khi thấy đi dép trái, mặc áo ngược, cài khuy lệch 2019-08-12
3 việc cần bỏ ngay nếu không muốn hại con: Việc thứ 2 nhiều bố mẹ và trẻ nhỏ đều mắc 2019-08-05
Giáo sư Đại học Harvard chỉ ra 3 thời kỳ trí não phát triển đỉnh cao của con, bố mẹ phải biết sớm để khỏi tiếc ngẩn ngơ 2019-07-30
Bí quyết của một gia đình Mỹ nuôi dạy 12 con nên người 2019-07-25
Cậu bé 12 tuổi dùng tấm gỗ đánh chết em họ 6 tuổi, lý do càng khiến bố mẹ quặn lòng 2019-07-24
Mẹ Đỗ Nhật Nam: Đừng để con nghĩ rằng, nhiệm vụ của cuộc đời chúng chỉ là làm hài lòng cha mẹ 2019-07-19
Từ thắc mắc mẹ bị ốm ai sẽ nấu cơm của cô gái 22 tuổi đến câu chuyện về Giant baby - những em bé khổng lồ mãi không chịu trưởng thành 2019-07-19
Hoàng đế Khang Hi: “Khinh suất việc nước có thể sửa, khinh suất việc dạy con ngàn lần không thể sửa” 2019-07-18